Theo thống kê, có tới 40% trẻ em cảm thấy không an toàn khi
sử dụng Internet, 70% có trải nghiệm không mong muốn trên mạng. Do đó, rất cần
tạo dựng môi trường Internet an toàn trong trường học với sự hỗ trợ của giải
pháp công nghệ.
Trẻ em Việt Nam tương tác sớm trên mạng nhưng
thiếu sự trao đổi về an toàn
Ngày
11/3, tại Hà Nội, hội thảo: “Môi trường Internet an toàn: Giải pháp
trong trường học” đã được tổ chức dưới sự bảo trợ của Trung tâm Đổi
mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ
KH&ĐT và Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT.
Ông Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc Trung
tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia phát biểu khai mạc hội thảo.
Phát
biểu tại hội thảo, ông Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng
tạo Quốc gia cho hay, trẻ em - những công dân của kỷ nguyên số
coi Internet là một phần tất yếu của cuộc sống nhưng cũng là đối tượng dễ tổn
thương bởi những tác động tiêu cực khi hoạt động trên môi trường ảo. Vì thế,
bảo vệ trẻ em và quản lý việc sử dụng Internet ở trường lớp cũng như gia đình
đang là vấn đề lớn được xã hội quan tâm.
Ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin đánh giá: “Không gian mạng có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát
triển của trẻ em”. Ông Trần Đăng Khoa nêu số liệu cho
thấy, Việt Nam có khoảng 24,7 triệu trẻ em,
chiếm gần 25% dân số, trong đó 2/3 có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet.
Theo thống kê, 82% trẻ em Việt Nam trong độ tuổi 12-13 tuổi sử dụng Internet.
Con số này tăng lên 93% với trẻ từ 14-15 tuổi.
Hoạt
động trực tuyến phổ biến nhất là học tập; vui chơi giải trí và kết nối liên lạc
với bạn bè người thân. Đáng lưu ý, có 49% trẻ em sử dụng Internet để chơi điện
tử ít nhất 1 tuần/lần. Đáng chú ý, độ tuổi trung bình trẻ
em Việt Nam sở hữu điện thoại là 9 tuổi trong khi độ tuổi trung bình trẻ được
trao đổi với an toàn thông tin mạng là 13.
Ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục
trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin nêu nhiều số liệu đáng suy ngẫm tại hội
thảo.
“Trẻ em Việt
Nam tham gia tương tác sớm nhưng thiếu sự trao đổi về an toàn mạng là một thách
thức dẫn đến rủi ro trên môi trường mạng của trẻ gia tăng”, lãnh đạo Cục An toàn thông tin nói.
Theo ông Trần Đăng Khoa, Quyết định
830 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác
lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 – 2025”. trung vào vấn
đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng mà còn mong muốn thúc đẩy phát triển các
sản phẩm, ứng dụng, công cụ, để giúp để trẻ em truy cập, khai thác nguồn tài
nguyên trực tuyến một cách chủ động, hiệu quả và an toàn.
“Không gian mạng là không
gian của công nghệ số. Cần công nghệ số để tham gia. Do đó, cũng cần công nghệ
số để phát triển, để được bảo vệ an toàn. Ngoài chính sách và các chương trình
thực thi của Nhà nước, rất cần những sản phẩm công nghệ số được tạo ra, được
ứng dụng để chương trình này được triển khai thành công”, ông Khoa nói.
Đồng hành xây dựng môi trường Internet an toàn trong
trường học
Theo quy
định của Bộ GD&ĐT, Tin học hiện là 1 môn bắt buộc đối với học sinh tiểu học
từ lớp 3. Các phòng học có thiết bị nghe nhìn, thiết bị kết nối Internet và đảm
bảo an toàn trong hoạt động dạy học. Tuy nhiên, trên thực tế, dù đang được
trang bị các phòng máy kết nối Internet nhưng nhiều trường lại chưa có các
phương thức để quản lý cũng như bảo vệ an toàn mạng.
Bà Lê Tuệ Minh, Chủ tịch hội đồng trường - Hệ thống trường Phổ thông liên
cấp Edison.
Theo bà Lê Tuệ Minh, Chủ tịch hội đồng trường - Hệ thống trường Phổ thông liên
cấp Edison cho rằng: “Lựa chọn và áp dụng như thế nào tuỳ thuộc vào
điều kiện cơ sở vật chất và giảng dạy của mỗi trường. Tại Edison, Internet là
một phần không thể thiếu trong giảng dạy và vận hành trường học thì việc đảm
bảo không gian mạng an toàn và bảo mật là yếu tố then chốt”.
Nhưng bà Minh
cũng nêu một thực tế là, dù trường
có hệ thống tường lửa rất bài bản, tuy nhiên, không thể ngăn chặn hết được các
nguy cơ. Lỗ hổng lớn nhất hiện nay là các phòng máy của môn công nghệ thông tin
được kết nối Internet tốc độ cao và nguồn đó không được bảo vệ và không có hệ
thống quản trị viên chuyên nghiệp bảo vệ.
Trong khi
đó, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý và Phát
triển bền vững (MSD) cũng đưa ra nhiều con số đáng suy ngẫm. Theo một khảo
sát của MSD về trải nghiệm của trẻ em Việt Nam trên môi trường mạng, 40% cảm
thấy không an toàn khi sử dụng Internet và có tới hơn 70% trẻ từng có trải
nghiệm không mong muốn khi sử dụng Internet. Những trải nghiệm không mong muốn
rất đa dạng như: bị lộ thông tin cá nhân, nhắn tin hoặc chat quấy rối, bị kết
bạn xấu, bắt nạt trên mạng…
Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản
lý và Phát triển bền vững (MSD)
Nhấn mạnh tính cấp thiết của việc bảo vệ trẻ em trên môi
trường mạng, bà Đinh Thị Như Hoa, Trường phòng Kiểm định, Trung tâm Ứng cứu
khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC), Cục An toàn thông tin, cơ quan
điều phối Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Việt Nam, chỉ
rõ: Nâng cao nhận thức về sử dụng mạng an toàn chính là cách bảo vệ trẻ hữu
hiệu nhất.
Bàn về giải pháp công nghệ hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên môi
trường mạng, vị đại diện VNCERT/CC điểm ra 3 loại công nghệ bảo vệ chủ yếu gồm:
công nghệ bảo vệ trên các hệ điều hành, trình duyệt, ứng dụng; các thiết bị,
ứng dụng bảo vệ trẻ em trên thiết bị đầu cuối; các ứng dụng hỗ trợ phản ánh,
kiểm tra.
Bà Đinh Thị Như Hoa, Trường phòng Kiểm
định, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC).
Từ kinh nghiệm triển khai giải pháp trong thực tiễn, ông
Ngô Tuấn Anh, CEO Công ty An ninh mạng thông minh SCS cho biết: “Khi các
trường học hiện nay phải trang bị phòng máy kết nối Internet theo quy định, thì
thách thức lớn nhất trong việc giám sát sự an toàn trên không gian mạng của các
trường là tìm kiếm và trang bị các công cụ giúp theo dõi, quản lý các em. Trên
thị trường hiện nay đã có những giải pháp công nghệ có thể giúp các trường quản
lý học sinh trên Internet đơn giản và thuận tiện”, ông Ngô Tuấn Anh
nói.
Ông Ngô Tuấn Anh, CEO Công ty An ninh
mạng SCS.
CEO SCS
cũng chia sẻ thêm về giải pháp an toàn Internet cho trường học SafeGate School
do Công ty phát triển áp dụng mô hình điện toán đám mây, cho phép các trường
triển khai nhanh chóng và dễ dàng sử dụng với mức chi phí hợp lý hàng tháng.
Ông Phạm Thành Đạt, đại diện Công ty
Sangfor Việt Nam chia sẻ về giải pháp VDI.
Cùng ý
kiến, ông Phạm Thành Đạt, đại diện Công ty Sangfor Việt Nam cũng cho rằng:
"Với sự phát triển ngày càng nhanh của ngành công nghệ thông tin, nhu
cầu sử dụng máy tính của trẻ cũng tăng cao, đi cùng với đó là những thách thức
đến từ bảo mật phòng lab, bảo mật khi học online, thực hành online, gian lận
thi cử dành cho nhà trường. Trên thế giới hiện nay đã có giải pháp VDI (Virtual
Desktop Infrastructure) để thay thế những phòng máy tính truyền thống, giúp
tăng cao tính bảo mật, dễ dàng, thuận kiểm soát hành vi của trẻ”.
Theo các
chuyên gia, cùng với các giải pháp công nghệ cần trang bị để quản lý, bảo vệ
các hệ thống Internet và tạo ra môi trường hoạt động an toàn, lành mạnh trong
nhà trường thì giáo dục ý thức và đồng hành cùng các em khi hoạt động trên môi
trường mạng là vô cùng quan trọng.
Phần toạ đàm với nhiều ý kiến chia sẻ hữu ích từ các
chuyên gia.
Bà Lê Tuệ Minh
chia sẻ: công thức để có một môi trường không gian mạng an toàn và bảo mật hiệu quả đó là sự quản lý chặt chẽ của đội ngũ quản trị viên, tường
lửa (firewalls) và phần mềm kiểm soát nội dung. Bên cạnh đó, Edison đã
đưa nội dung an toàn mạng vào môn học CNTT, môn kỹ năng sống, tổ chức các
hội thảo về an toàn mạng có sự đồng hành cùng các chuyên gia và cha mẹ học
sinh…
Bà Nguyễn
Phương Linh cũng cho
rằng, các em phải được giáo dục, trang bị các kiến thức
để có kiến thức, kỹ năng, tư duy phản biện và thấu cảm để bảo vệ bản thân
mình trước các rủi ro trên môi trường mạng. Các thầy cô và cha mẹ cần là người đồng hành hướng
dẫn trẻ trong tiến trình trưởng thành này bằng sự tôn trọng, hỗ trợ để con trẻ
làm chủ cộng nghệ, vừa sẵn sàng đồng hành và tìm giải pháp khi con gặp các vấn
đề trên môi trường mạng.